18:46, Thứ Năm, 12/12/2024     Lịch công tác   Thư điện tử   English

Khoa Lý luận chính trị và Tâm lý giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học: “Nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”

Thứ sáu, 29/03/2019, 08:38

Ngày 28/03/2019, Khoa Lý luận chính trị và Tâm lý giáo dục đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” nhằm giúp sinh viên ngành Công tác xã hội và các ngành Sư phạm có hiểu biết, kỹ năng về tham vấn tâm lý trong trường học, đáp ứng yêu cầu việc làm sau khi ra trường.

 

Dự Hội thảo có TS. Hoàng Công Kiên - Phó Hiệu trưởng, TS. Phan Thị Tình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Đại diện lãnh đạo một số Khoa, Phòng có liên quan và toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Chính trị và Tâm lý giáo dục.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Lễ Đình Thảo – Trưởng khoa Lý luận chính trị và Tâm lý giáo dục khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác tham vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường. Hoạt động tham vấn tâm lý học đường là một hình thức trợ giúp tâm lý quan trọng giúp sàng lọc, phòng ngừa, phát hiện sớm hoặc can thiệp trực tiếp, giải quyết những vướng mắc tâm lý của học sinh, đảm bảo sự phát triển lành mạnh về tâm lý, nhân cách cho các em. TS. Lê Đình Thảo hy vọng, Hội thảo sẽ cung cấp cho các em sinh viên nhiều kiến thức bổ ích, cách tiếp cận với lĩnh vực tham vấn học đường để sau khi ra trường, các em sẵn sàng tham gia làm công tác tư vấn học đường trong các loại hình trường học.

TS. Lê Đình Thảo - Trưởng Khoa Lý luận chính trị và Tâm lý giáo dục phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Hoàng Công Kiên – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho rằng mô hình hoạt động tham vấn học đường đã có từ rất lâu ở các nước phát triển và được quy định chặt chẽ bởi các văn bản pháp quy và những quy ước, quy tắc cụ thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các dịch vụ tham vấn tâm lý trong đó có tham vấn tâm lý học đường mới chỉ trong thời kỳ đầu của sự phát triển. Đây là vấn đề quan trọng được ngành giáo dục Việt Nam quan tâm, vì vậy Hội thảo được tổ chức có ý nghĩa thiết thực. TS. Hoàng Công Kiên đề nghị, các báo cáo tham luận của Hội thảo phải trình bày các nội dung mang tính định hướng và đề ra các giải pháp có tính khả thi, có thể tập hợp các tham luận thành tài liệu để trao đổi với các nhà quản lý giáo dục, các trường học nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn tâm lý học đường cho sinh viên ngay từ khi còn đang học tập tại trường.

TS. Hoàng Công Kiên – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo đã được nghe nhiều báo cáo tham luận của các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học và Tham vấn tâm lý học đường. Các báo cáo của Hội thảo tập trung vào các nội dung: Tìm hiểu cơ sở lý luận về tư vấn tâm lý học đường, nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông; Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông; Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở; Một số vấn đề tham vấn tâm lý học sinh trong Nhà trường THPT; Nhu cầu tiếp cận thông tin trong giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa của học sinh THCS có hành vi bạo lực học đường ở Phú Thọ trong bối cảnh CM công nghiệp 4.0; Một số tư vấn giới tính cho học sinh THCS trong xã hội hiện nay; Những khó khăn tâm lý của học sinh THPT trong bối cảnh CMCN 4.0; Các mô hình trong tham vấn tâm lý học đường hiện nay; Một số quy định tối thiểu của phòng tham vấn học đường tại các trường phổ thông.

 

TS. Lê Thị Xuân Thu – Phó trưởng khoa LLCT&TLGD báo cáo tham luận tại Hội thảo

ThS. Bùi Thị Loan – PTBM Tâm lý giáo dục báo cáo tham luận tại Hội thảo

Phòng CTCT&HSSV





HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN