09:43, Thứ Ba, 08/10/2024     Lịch công tác   Thư điện tử   English

Hội nghị thẩm định đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh của Trường Đại học Hùng Vương thành công tốt đẹp

Thứ tư, 23/12/2020, 14:07

Sáng nay, ngày 23/12/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị thẩm định đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” của Trường Đại học Hùng Vương.

Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị, về phía Trường Đại học Hùng Vương có TS. Phan Thị Tình - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; Lãnh đạo phòng Khoa học Công nghệ; Chủ nhiệm dự án cùng các thành viên tham gia thực hiện chính.

Hội đồng thẩm định gồm 7 thành viên do ThS. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ là Chủ tịch Hội đồng, ThS. Đinh Công Hào - Chuyên viên phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ - Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng; TS. Nguyễn Văn Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Ủy viên phản biện 1; Ông Trần Ngọc Cường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ - Ủy viên phản biện 2; TS. Trần Xuân Hoàng - Trưởng bộ môn Canh tác, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Ủy viên hội đồng; ThS. Nguyễn Văn Kiêm - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lục Nam - Ủy viên Hội đồng; Ông Phạm Văn Hưng - Trạm trưởng Trạm thực nghiệm, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy - Ủy viên Hội đồng. Hội nghị còn có sự tham dự của nhiều đơn vị, doanh nghiệp phối hợp thực hiện dự án.


ThS. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng
điều hành Hội nghị

Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Đắc Triển - Trưởng khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Hùng Vương - Chủ nhiệm dự án đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt những vấn đề cơ bản của dự án. Trong đó tập trung vào trình bày tính cấp thiết cần thực hiện dự án, nguồn gốc xuất xứ, mục tiêu, những nội dung chính và phương án sẽ được triển khai.


TS. Nguyễn Đắc Triển - Trưởng khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường ĐH Hùng Vương, chủ nhiệm dự án
 trình bày báo cáo tóm tắt dự án mô hình.

Sau khi nghe báo cáo tóm tắt, các ủy viên phản biện, các nhà khoa học đánh giá rất cao giá trị khoa học và tính thực tiễn của dự án. Các thành viên Hội đồng đều cho rằng đây là dự án mang tính khả thi cao, dự án theo quy mô công nghiệp, góp phần nâng cao năng suất chất lượng của cây lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. Dự án được thực hiện trên cơ sở liên kết giữa Trường Đại học Hùng Vương với các tổ chức, doanh nghiệp đã thể hiện được sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và việc hiện thực hóa trong thực tiễn. Dự án đã làm rõ ưu điểm và tính ưu việt của bầu hữu cơ với sản xuất lâm nghiệp như tận dụng được phụ phẩm: vỏ lạc, xơ dừa, vỏ keo, mùn cưa,.. dễ dàng vận chuyển, giá thành hợp lý, góp phần bảo vệ môi trường; có tác động tích cực với kinh tế đồi rừng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã thẳng thắn trao đổi, đóng góp ý kiến mang tính xây dựng về những điểm hạn chế trong nội dung báo cáo của bản thuyết minh cần bổ sung, hoàn thiện trước khi thực hiện triển khai dự án.

 
TS. Nguyễn Văn Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Ủy viên phản biện 1 phát biểu tại Hội nghị


Ông Trần Ngọc Cường – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ -
Ủy viên phản biện 2
phát biểu ý kiến.

 
Các Ủy viên hội đồng trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến cho nhóm nghiên cứu

Kết thúc Hội nghị, Hội đồng thẩm định quyết nghị đồng ý để dự án “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì được triển khai nghiên cứu với sự đồng thuận rất cao (83,9 điểm). 


Các đại biểu và nhóm thực hiện đề tài chụp hình lưu niệm

Hội nghị thẩm định dự án “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” của Trường Đại học Hùng Vương thành công tốt đẹp, đã đánh dấu mốc quan trọng, là thành quả bước đầu của tập thể nhóm nghiên cứu Nhà trường. Dự án được đưa vào sản xuất thử nghiệm thành công sẽ mở ra hướng mới cho sự phát triển kinh tế đồi rừng trên địa bàn tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội cả nước nói chung./.

Tin bài và ảnh: Đỗ Oanh (Phòng CTCT&HSSV)

 





HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN