01:49, Thứ Năm, 12/09/2024     Lịch công tác   Thư điện tử   English

Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo khoa học: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo tồn nguồn gen Lan bản địa 5 cánh trắng, 5 cánh xanh Phú Thọ

Thứ hai, 23/05/2022, 11:46

Sáng nay, ngày 23/5/2022, Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo khoa học: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo tồn nguồn gen Lan bản địa 5 cánh trắng, 5 cánh xanh Phú Thọ thuộc Dự án khoa học cấp tỉnh phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ với Trường Đại học Hùng Vương.


Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Hùng Vương và đông đảo các hội viên đến từ các Hợp tác xã, nhà vườn trồng lan trên địa bàn tỉnh. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia về các Kỹ thuật trồng, chăm sóc các loài Lan quý bản địa của tỉnh nhằm bảo tồn nguồn gen, góp phần mang lại giá trị về mặt kinh tế cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ sinh học.


TS. Đỗ Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Đỗ Tùng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: Trường Đại học Hùng Vương với chiến lược phát triển đào tạo gắn liền với khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, coi hoạt động NCKH là sức hút, tạo nên thương hiệu, uy tín của nhà trường. Nhiều năm qua, Trường Đại học Hùng Vương luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với hàng trăm đề tài, công trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp tỉnh có tính ứng dụng thực tiễn rất cao. Đồng chí Phó Hiệu trưởng mong muốn, thông qua diễn đàn khoa học này Nhà trường sẽ nhận được nhiều ý kiến quý báu của nhà khoa học nhằm hoàn thiện hơn các nội dung dự án, làm cơ sở để chuyển giao các kết quả nghiên cứu, ứng dụng vào bảo tồn, phát triển các loài thực vật quý, có giá trị kinh tế cao của tỉnh Phú Thọ.


TS. Nguyễn Văn Thiệp - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
chủ trì điều hành Hội thảo

Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến, tham luận có hàm lượng khoa học rất cao với nhiều nội dung ý nghĩa: Đánh giá, làm rõ tiềm năng và giá trị của các loài hoa lan; Hệ thống hoá các cơ sở khoa học và thực tiễn trong nhân giống, phát triển các loài hoa lan có giá trị kinh tế cao; Đưa ra công nghệ, quy trình, mô hình nhân giống bằng kỹ thuật In vitro; Xây dựng các phương án nhằm bảo tồn nguồn gen quý đối với 2 loài hoa Lan bản địa của tỉnh: 5 cánh trắng và 5 cánh xanh…vv…


TS. Trần Trung Kiên - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng - Trường ĐHHV,
Chủ nhiệm dự án báo cáo kết quả nghiên cứu với tham luận
“Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan 5 cánh trắng, 5 cánh xanh nhân giống In vitro


ThS. Hoàng Văn Tuyển - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ
chia sẻ nội dung “Kỹ thuật và chăm sóc Lan 5 cánh trắng sân thượng”


Ông Nguyễn Nghị - Chủ nhiệm Hội hoa Lan Việt Trì chia sẻ vấn đề về
“Phong trào trồng, chơi hoa Lan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”


Ông Nguyễn Hồng Văn - Hội Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường tỉnh
đề cập tới vấn đề “Phương án bảo tồn các giống Lan quý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”


Đại diện các hội viên Hội hoa Lan trên địa bàn tỉnh chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa Lan


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Hội thảo được tổ chức thành công tốt đẹp, những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, hội chơi lan sẽ là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện dự án nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học và phát triển những giống hoa Lan quý bản địa, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho người trồng hoa nói chung, trồng hoa Lan nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ./.

Tin bài: Ngọc Hùng (Phòng CTCT&HSSV)





HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN