11:48, Thứ Năm, 02/05/2024     Lịch công tác   Thư điện tử   English

Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để bảo vệ chính mình

Thứ năm, 13/06/2013, 08:20

Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định từ ngày 15/12/2007,người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường (kể cả trong đô thị) đều bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Sau 5 năm triển khai Nghị quyết, theo kết quả điều tra xã hội học của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG), hiện nay tỷ lệ đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy đạt 90%, nhưng chỉ có 30% là đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng, còn lại 70% là mũ giả mạo, mũ kém chất lượng. Cũng theo thống kê từ bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 2 năm 2009 và 2010 đã có 36.000 trường hợp liên quan đến tai nạn giao thông nhập viện, trong đó có 12.000 trường hợp chấn thương sọ não, chiếm 37%. Riêng năm 2011 đã có 18.000 trường hợp tai nạn giao thông nhập viện thì có tới 14.000 trường hợp chấn thương sọ não, chiếm tỷ lệ gần 80%. Những con số đã cho thấy chấn thương vùng đầu (đặc biệt là chấn thương sọ não) chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các ca tai nạn giao thông.

1.  Nhận biết mũ bảo hiểm đúng quy cách

 Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (viết tắt là QCVN 2: 2008/BKHCN). Nhận biết cơ bản mũ bảo hiểm đảm bảo tiêu chuẩn như sau:

Các bộ phận của một mũ bảo hiểm

+ Cấu tạo cơ bản phải có đủ 3 bộ phận: Vỏ bảo vệ, đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ và quai đeo;

+ Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn:

Đối với loại che cả đầu, tai và hàm: 1,5 kg ( với mũ cỡ lớn); 1,2 kg (với mũ cỡ trung và cỡ nhỏ).

Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu: Mũ cỡ lớn : 1,0 kg; Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 0,8 kg; 

+ Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khoá quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.

+  Dấu hợp quy:  trước đây, các loại MBH được sản xuất trong nước sẽ sử dụng dấu hợp quy (CS), còn mũ nhập khẩu thì dán tem “đã kiểm tra” để thể hiện mũ đã được kiểm tra và đạt chuẩn. Tuy nhiên, để thống nhất quản lý, từ ngày 1/7/2010 sẽ chỉ sử dụng một loại dấu CR cho mũ bảo hiểm. 

Dấu hợp quy CR

    Sản phẩm Mũ bảo hiểm đã được chứng nhận

2. Cách đội mũ bảo hiểm đúng quy cách

Bước 1:  Mở dây quai mũ sang 2 bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày và kiểm tra xem mũ có vừa không bằng cách xoay đi, xoay lại.

 

 

 

Bước 2: Cài quai mũ: Cần chú ý rằng nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ sẽ không có tác dụng bảo vệ và khi va chạm hoặc ngã, mũ sẽ văng ra ngoài .

 

 

 Bước 3: Kiểm tra độ vừa của quai mũ: Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng. Sau khi cài, hãy thử nhét 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét vừa hai ngón tay là được.

 

 





HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN